Phong tục đám cưới miền Tây gồm những nghi lễ gì?

phong tục đám cưới miền tây

Phong tục đám cưới miền Tây mang đặc trưng văn hóa vùng sông nước với những con người chân chất, thật thà, tính cách ôn hoà, có sao nói vậy. Đây là một nét phong tục độc đáo rất riêng mà bạn không thể tìm được ở bất cứ vùng miền nào khác. Bạn đã biết gì về phong tục đám cưới miền Tây? Đám cưới sẽ bao gồm những lễ gì? Hãy cùng Wedding Tour khám phá nét văn hoá đặc trưng này trong bài viết sau.

Đám cưới miền Tây bao gồm những lễ gì?

Theo truyền thống bao đời, phong tục đám cưới miền Tây sẽ bao gồm lục lễ với lễ theo thứ tự lễ dạm ngõ, lễ thông gia, lễ cầu tân, lễ ăn hỏi, lễ vu quy và cuối cùng là lễ phản bái. Sáu nghi lễ này được thực hiện theo thời gian thế nào, trình tự ra sao? Hãy cùng Wedding Tour tìm hiểu ngay trong phần sau của bài viết.

Lễ giáp lời

Lễ dạm ngõ (còn gọi là lễ giáp lời) là một lễ rất quan trọng trong sáu nghi lễ trong phong tục đám cưới miền Tây. Ở lễ này, nhà trai cần đến nhà gái nói chuyện trực tiếp. Những câu chuyện về chủ đề tuổi tác đôi trẻ, tìm hiểu đôi bên và bàn việc cho các con tiến tới hôn nhân, định ngày giờ làm lễ vu quy bái tổ.

Lễ thông gia

Sau khi buổi lễ dạm ngõ diễn ra, đằng nhà trai cũng sẽ mời họ nhà gái sang chơi để biết hoàn cảnh gia đình, nơi ăn chốn ở của vợ chồng trẻ. Từ đó, nhà gái sẽ thêm yên tâm khi gả con gái của mình đi.

Lễ cầu thân

Khi cả hai bên gia đình đã đồng ý cho đôi trẻ về chung nhà, họ nhà trai cần mang lễ vật sang họ nhà gái, hành động này gọi là bỏ đồ (cho đồ). Hiện nay, một số nơi đã bỏ qua lễ này nếu hai bạn trẻ đã tìm hiểu và biết nhau trước đó. 

Lễ ăn hỏi

Trong lục lễ, lễ ăn hỏi là lễ rất quan trọng, không thể bỏ qua trong bất cứ lễ vu quy nào theo phong tục đám cưới miền Tây. Khi đến ngày lễ ăn hỏi, nhà gái treo bảng lễ đăng khoa hoặc lễ đính hôn tại lối vào.

Trình tự của nghi lễ này sẽ diễn ra theo thứ tự lần lượt. Ông thông sẽ lễ khai trình lễ y kỳ, trình lễ khai hòa đến kiến gia tiên, trình lễ thượng đăng sau khi trưởng tộc nhà trai rót rượu, lễ bái gia tiên, lễ đỡ mâm trầu và tình lễ kiếu.

Theo truyền thống, mâm lễ của nhà trai trình nhà gái thường được sắp xếp theo số chẵn. Số lượng mâm lễ sẽ được giới hạn trong khoảng 4 đến 12 mâm (tráp), tùy theo từng gia đình, sẽ bao gồm:

  • Trước hết là tráp trầu cau với số cau lẻ (thường là 105 trái) và số lá trầu chẵn (thường là 210 lá), nghĩa là 01 trái cau đi cùng 02 lá trầu.
  • Tráp rượu, trà và nến để dâng lên bàn thờ gia tiên, thể hiện sự tôn kính của con cháu đối với gia tiên, ông bà quá cố.
  • Tráp xôi gấc nhằm thể hiện sự ấm no, có thể kèm thêm gà luộc hay heo quay để thể hiện sự sung túc, gắn kết lâu dài cho đôi trẻ.
  • Tráp hoa quả: Những loại trái cây tươi mới, ngọt ngào là hình ảnh tượng trưng cho cuộc sống hôn nhân viên mãn.
  • Khay trà rượu, phong bì lễ: tráp lễ đen này sẽ có phong bì mà đằng nhà trai chuẩn bị sẵn để thắp hương bàn thờ gia tiên đằng nhà cái

Bên cạnh đó, một số gia đình có điều kiện có thể tặng thêm cô dâu một tráp quần áo mới, thể hiện sự quan tâm của mẹ chồng tới nàng dâu mới.

Lễ cưới và lễ rước dâu

Ngày quan trọng và đông vui nhất trong phong tục đám cưới miền Tây chính là ngày tổ chức lễ cưới và lễ rước dâu, vu quy về nhà chồng. Hai đằng nhà trai và nhà gái sẽ chuẩn bị tiệc cỗ, trang trí lộng lẫy. Mọi thứ trong đám cưới sẽ được chuẩn bị kỹ càng.

Trước ngày rước cô dâu về nhà chồng, nhà gái sẽ tụ hội đông đủ các thành viên, hay còn gọi là nhóm họ. Các thành viên cùng chuẩn bị hồi môn cho cô dâu, chọn người rước dâu và dặn dò cô dâu những điều cần chú ý trước khi xuất giá.

Đám cưới sẽ được tổ chức theo đúng ngày giờ đẹp đã được định sẵn. Các bậc trưởng bối trong dòng tộc, gia đình sẽ đến nhà gái và làm lễ thành hôn, rước dâu. Khi nhà trai đến rước dâu, đằng nhà trai cũng cần sửa soạn y phục, lễ vật chỉnh tề và gọn gàng. Sau khi trao lễ, cô dâu được bố mẹ đưa tới ra mắt quan viên hai họ, trao cho chú rể.

Đôi trẻ sẽ làm lễ gia tiên, mời trà thuốc, trầu cau cho quan viên hai họ. Bố mẹ cô dâu sẽ trao quà và dặn dò đôi điều. Sau khi thực hiện xong, cô dâu sẽ được đằng trai rước về nhà chồng.

Lễ phản bái

Lễ phản bái là một nét đặc trưng trong phong tục đám cưới miền Tây so với các vùng lân cận. Lễ này được thực hiện sau khi cưới ba ngày, hai vợ chồng trẻ sẽ trở về nhà mẹ cô dâu. Lễ phản bái mang ý nghĩa về sự biết ơn của chú rể đối với cha mẹ vợ vì đã gả con gái cho mình. Trong lễ phản bái, bố mẹ chú rể cũng có thể đi cùng và mang theo cặp vịt trống lớn, cùng uống rượu chung vui.

Phong tục đám cưới miền Tây sau bao nhiêu năm vẫn giữ đầy đủ lễ nghi xưa, mang những nét văn hoá đặc trưng được cha ông truyền lị bao đời. Wedding Tour đã tổng hợp thông tin về phong tục đám cưới miền Tây một cách đầy đủ nhất. Nếu bạn muốn tìm hiểu các dịch vụ cưới hỏi, lục lễ đám cưới, hãy liên hệ Wedding Tour để nhận được tư vấn tốt nhất!



 CUNG CẤP DỊCH VỤ TỔ CHỨC TOUR CƯỚI – TRỌN GÓI THEO YÊU CẦU

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ SỰ KIỆN SÀI GÒN

22 Thái Thị Nhạn, Phường 10, Quận Tân Bình, TP. HCM
028. 3620 5979 – Hotline: 0988 000 415
info@saigoneventtravel.com - tientravel.88@gmail.com
https://tourdamcuoi.com

Từ khóa được tìm nhiều nhất: dịch vụ cưới hỏi, tổ chức đám cưới, tổ chức kỷ niệm ngày cưới, tổ chức đám cưới trên bãi biển, tổ chức đám cưới tại khách sạn, tổ chức đám cưới trên du thuyền, tổ chức tiệc cưới tại khu du lịch, tổ chức đám cưới ở nước ngoài, tổ chức đám cưới ở resort

0888 099 788