Đám cưới hoành tráng của tỷ phú Nga và vợ siêu mẫu sau 5 năm chung sống

Lễ xin dâu là nghi thức nhỏ sẽ diễn ra trước giờ đón dâu. Trong lễ này, các tráp lễ sẽ do nhà trai chuẩn bị và trao cho nhà gái.

Lễ xin dâu gồm những gì?
Trong lễ xin dâu, mẹ chú rể cùng một thành viên trong gia đình sẽ đến nhà gái trước để thông báo giờ đoàn rước dâu sẽ tới. Lúc này, các thành viên đến trước thường đem theo một tráp lễ xin dâu bao gồm một cơi trầu và chai rượu.

Mẹ cô dâu sẽ nhận lễ vật rồi đặt lên bàn thờ tổ tiên, sau đó tiến hành thắp hương. Đây cũng như là lời xin phép với gia tiên về việc cưới hỏi của con gái. Nếu khoảng cách giữa hai nhà xui gia tương đối xa thì lễ này nên được làm chung với đám hỏi hay lúc đón dâu.

Nếu đã đi đến thống nhất trong việc gộp lễ xin dâu vào chung với rước dâu, nhà trai chỉ cần chuẩn bị cơi trầu cho nghi thức xin dâu. Khi gộp chung hai lễ, lễ xin dâu sẽ được thực hiện nhanh chóng để tránh ảnh hưởng đến giờ lành đón dâu.

Tráp lễ xin dâu gồm những gì?
Tráp xin dâu là những lễ vật được đựng trong một tráp nhỏ màu đỏ thường do mẹ chú rể mang đến nhà gái. Theo truyền thống, các gia đình ngày xưa sẽ chuẩn bị bánh theo cặp tượng trưng cho Âm Dương ngũ hành. Điều này như thể hiện mong muốn của các thế hệ trên về một cuộc sống trọn vẹn và đủ đầy cho các đôi uyên ương.

Những loại bánh thường dùng trong lễ xin dâu là bánh cốm và bánh phu thê. Bánh cốm tượng trưng cho Dương còn bánh cốm là tượng trung cho Âm. Ngoài ra, ở một số nơi còn sử dụng cặp bánh chưng và bánh dày. Bánh dày tròn trịa là dương còn bánh chưng vuông vức sẽ là Âm.

Ngày nay, để tạo sự thuận tiện cũng như tiết kiệm chi phí, hai bên họ sẽ thống nhất chỉ chuẩn bị một cơi trầu và chai rượu trong tráp lễ xin dâu. Sau khi nhận lễ vật từ nhà trai, mẹ cô dâu sẽ đặt tráp nhỏ xin dâu đặt lên bàn thờ tổ tiên và thắp hương. Nghi lễ này cũng như là lời báo hiệu cho gia tiên nhà gái về nghi lễ đón dâu sắp diễn ra.

Thời xưa, ý nghĩa của tráp xin dâu là việc nhà trai đóng góp vật chất cho nhà gái để giảm bớt chi phí hôn sự. Tuy nhiên, ý nghĩa này không được coi trọng vì dễ làm ảnh hưởng danh tiếng nhà gái, tương tự như việc thách cưới hay gả bán con.

Tráp lễ xin dâu thời nay lại mang ý nghĩa là thể hiện lòng biết ơn của gia đình chú rể đối với công sinh thành dưỡng dục của cha mẹ cô dâu. Thêm vào đó, lễ vật này đước ví như sự yêu thương và tôn trọng của nhà trai đối với nàng dâu tương lai.

Những lưu ý khi tổ chức lễ xin dâu
Trong trường hợp gộp chung lễ xin dâu và lễ đón dâu, gia đình chú rể khi sang nhà gái sẽ sắp xếp thứ tự đoàn người từ lớn đến nhỏ. Vị trí đầu đoàn sẽ là người trưởng họ cùng một người đội lễ vật xin dâu.

Hai thành viên này sẽ vào nhà gái trước và trao lễ vật cho mẹ cô dâu để đặt lên bàn thờ gia tiên. Sau đó, trưởng họ và người đi cùng sẽ trở ra để thông báo cho đoàn nhà trai chuẩn bị vào làm lễ đón dâu chính thức.

ễ xin dâu lúc này phải đảm bảo diễn ra nhanh chóng để tránh lỡ giờ lành rước dâu. Thông thường, nhà gái sau khi thực hiện nghi thức vái chào sẽ xin miễn lễ rồi cùng một người trưởng họ bên mình mời đoàn nhà trai vào nhà để làm lễ.

Sau khi làm lễ rước dâu, cô dâu nên hướng mặt về phía trước, tránh nhìn về hướng nhà. Điều này mang ngụ ý là mong muốn cô dâu hướng về cuộc sống hôn nhân hạnh phúc phía trước.

Tráp lễ xin dâu là một nét đẹp trong văn hóa cưới hỏi của người Việt. Vì thế, nếu có điều kiện, cô dâu chú rể nên thực hiện nghi lễ xin dâu để hôn lễ được diễn ra một cách trang trọng và trọn vẹn nhất.

0888 099 788