Phong tục đám cưới Việt Nam ở các địa phương và vùng miền khác nhau sẽ có những nghi lễ khác nhau. Những nhìn chung vẫn có những bước cơ bản của đám cưới truyền thống cần tuân theo. Trong bài viết dưới đây, Wedding Tour đã tổng hợp những phong tục trong đám cưới của người Việt giúp các cặp đôi có một đám cưới trọn vẹn và ý nghĩa.
Danh mục nội dung
Phong tục đám cưới Việt Nam trước ngày cưới
Trước khi đến ngày cưới, các cặp đôi sẽ phải thực hiện nhiều thủ tục cưới hỏi như lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi. Lễ dạm ngõ giúp xác nhận sự hợp pháp của mối quan hệ hôn nhân giữa hai gia đình và đánh dấu sự gắn bó của hai gia đình. Sau khi hoàn thành lễ dạm ngõ, người con gái sẽ trở thành người đã hứa hẹn và có một chỗ dựa trong gia đình của chồng.
Lễ ăn hỏi cũng là một nghi thức quan trọng trong phong tục đám cưới Việt Nam. Nghi lễ này để thông báo cho mọi người về việc hai gia đình, hai họ sẽ kết hôn. Sau khi lễ ăn hỏi được hoàn thành, cô dâu chính thức trở thành vợ chưa cưới của chú rể. Chính vì vậy, lễ ăn hỏi còn được gọi là lễ đính hôn. Số lượng mâm lễ ăn hỏi trong phong tục đám cưới Việt Nam phụ thuộc vào quan niệm của từng vùng miền.
Phong tục đám cưới Việt Nam trong ngày cưới
Lễ xin hôn được thực hiện trước giờ đón dâu chính mà hai gia đình đã thống nhất trước đó. Trong lễ xin hôn, một số thành viên trong gia đình cô dâu sẽ cùng nhau mang cơi trầu và chai rượu sang nhà trai để thông báo trước về giờ giấc đón dâu. Gia đình của cô dâu sẽ có thể yên tâm và chuẩn bị tốt hơn cho việc đón tiếp nhà trai.
Lễ rước dâu là nghi lễ chính và rất quan trọng trong ngày cưới của mọi cặp đôi. Đội ngũ nhà trai cần đảm bảo trang phục chỉnh tề để đảm bảo sự nghiêm túc trong việc thực hiện các nghi thức trong ngày cưới. Trong đoàn đón dâu của nhà trai, người đại diện thường đi đầu, tiếp theo là bố chú rể, chú rể, người thân và bạn bè.
Sau khi nhà trai đã ổn định vị trí ngồi, hai gia đình sẽ có lễ giới thiệu qua lại. Sau đó, đại diện gia đình của chú rể sẽ xin dâu và báo cáo với gia đình của cô dâu về việc rước cô dâu về nhà trai. Khi đã nhận được sự cho phép từ gia đình của cô dâu, chú rể sẽ vào phòng để trao hoa cho cô dâu và đón cô ra thắp hương tại bàn thờ để báo cáo với tổ tiên họ nhà gái.
Sau khi nghi thức xin dâu thành công, họ nhà trai sẽ rước cô dâu về và cùng với họ nhà gái tổ chức các nghi thức tiếp theo. Tại nhà trai, việc đầu tiên cần thực hiện là cô dâu chú rể thắp hương tại bàn thờ gia tiên để báo cáo về sự kiện trọng đại của cuộc đời hai người. Sau khi hoàn thành nghi thức này, việc chào hỏi gia đình và bạn bè nhà trai sẽ được tiếp tục và kết thúc phần lễ cưới tại nhà của họ nhà trai.
Phong tục đám cưới Việt Nam sau ngày cưới
Sau khi tổ chức đám cưới và cô dâu đã về nhà chồng, mẹ chồng sẽ chuẩn bị một mâm lễ nhỏ để cặp đôi mang về nhà gái thực hiện nghi thức chào hỏi bố mẹ cô dâu. Nghi thức này thường được gọi là lễ lại mặt hoặc là lễ nhị hỷ. Lễ vật truyền thống trong buổi lễ này thường là xôi chè, trầu cau, rượu, thuốc lá… Tùy vào điều kiện kinh tế mà cặp đôi có thể chuẩn bị những món quà khác cho gia đình nhà gái.
Thời gian thực hiện các nghi thức được đưa ra trong khoảng từ 1 đến 3 ngày sau lễ cưới. Tuy nhiên, thời điểm thực hiện cụ thể phải được tính toán dựa trên tình hình thực tế như các công việc và vị trí địa lý của hai gia đình. Ngày nay, phong tục đám cưới Việt Nam tại nhiều gia đình không còn chú trọng lễ lại mặt.
Những phong tục đám cưới truyền thống khác cần lưu ý
Phong tục cưới hai lần (hay còn gọi là phong tục cưới lấy ngày hoặc phong tục đón dâu hai lần) là một thủ tục cưới truyền thống. Vào ngày ăn hỏi, sau khi thực hiện các nghi thức truyền thống, nhà trai sẽ xin dâu. Sau đó, cô dâu sẽ đi về nhà của nhà trai nhưng sáng hôm sau lại rời đi và không cho ai biết. Nhiều người cho rằng thủ tục này có thể giúp cuộc hôn nhân của cặp đôi suôn sẻ và không gặp nhiều khó khăn.
Một phong tục đám cưới Việt Nam truyền thông nữa là lễ cheo. Đây là khoản chi phí hoặc lễ vật mà gia đình dùng để thông báo với làng xóm về việc con gái sẽ lấy chồng Lễ này sẽ được tiến hành trước lễ cưới một vài ngày hoặc sau lễ cưới một ngày. Hiện nay, nhiều địa phương trên cả nước đã không còn thực hiện lễ cheo trong đám cưới.
Trên đây là những nghi lễ cơ bản được tổ chức trong đám cưới truyền thống. Phong tục đám cưới Việt Nam ngày nay đã được đơn giản hóa nhưng vẫn đảm bảo tính truyền thống và sự trang trọng của ngày cưới. Theo dõi Wedding Tour để đón đọc nhiều bài viết hữu ích về đám cưới Việt nam.
CUNG CẤP DỊCH VỤ TỔ CHỨC TOUR CƯỚI – TRỌN GÓI THEO YÊU CẦU
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ SỰ KIỆN SÀI GÒN
22 Thái Thị Nhạn, Phường 10, Quận Tân Bình, TP. HCM | |
028. 3620 5979 – Hotline: 0988 000 415 | |
info@saigoneventtravel.com - tientravel.88@gmail.com | |
https://tourdamcuoi.com |
Từ khóa được tìm nhiều nhất: dịch vụ cưới hỏi, tổ chức đám cưới, tổ chức kỷ niệm ngày cưới, tổ chức đám cưới trên bãi biển, tổ chức đám cưới tại khách sạn, tổ chức đám cưới trên du thuyền, tổ chức tiệc cưới tại khu du lịch, tổ chức đám cưới ở nước ngoài, tổ chức đám cưới ở resort